Đánh giá Jacquou, người nông dân nổi dậy (phim)

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Không có một đánh giá một chiều về bộ phim này. Phim mang màu sắc chính trị xã hội và tôn giáo, đánh giá chất lượng bộ phim phụ thuộc nhiều vào quan điểm chính trị. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sự hiểu biết lịch sử Pháp trong giai đoạn quanh co đó, và đối chiếu với nguyên tác. Cả hai bản đều có nhiều lời thoại có tính ẩn dụ. Cơ bản cả hai bản phim đều được nhiều người yêu thích. Với người Pháp, nhiều người ủng hộ bản phim cũ khi nó khá sát nguyên tác hơn bản mới,...(thậm chí xem bản cũ như là kinh điển). Nhiều người thích bản mới (gây cảm hứng đạo diễn quyết định phát hành DVD trở lại bộ phim cũ của ông Giorgino từng bị xem là không khí rất tối). Tổng thể bản mới nhận được khen ngợi về mặt hình ảnh (nước phim màu hoàng thổ hay hổ phách được xem là đẹp như tranh sơn dầu) và âm nhạc,... Phim bản cũ nhạc phim ít và buồn. Nhạc hai bản đều là nhạc cổ điển mang âm hưởng dân ca (Laurent Boutonnat chỉ thích nghe nhạc cổ điển). Bản nhạc đầu phim mới được xem như "sức mạnh của dàn nhạc giao hưởng Prague". Bản nhạc chủ đề phim cũ (của Georges Delerue, phụ trách âm nhạc bộ phim, là nhà soạn nhạc nổi tiếng) mang âm hưởng dân ca Pháp trở thành bản nhạc kinh điển. Tranh cãi chủ yếu là ở kịch bản. Diễn xuất diễn viên hai bản đều được nhiều ý kiến đánh giá tốt. Trong bản mới, khá độc đáo là phim đầu tư tốn kém, nhưng lại không lạm dụng kỹ xảo, không sử dụng mô hình phóng đại hay xảo thuật vi tính, tạo ra hình ảnh chân thật, và cũng giống như phim cũ, không đậm chất bạo lực hay bi lụy, và đậm tính khoan dung. Phim cũng cố gắng quảng bá hình ảnh nông thôn và văn hóa Pháp. Hình ảnh con thuyền buồm (Galiote) cuối phim rất sâu sắc.

Tuy không quảng cáo rộng rãi, nhưng phim có ảnh hưởng đáng kể tại thị trường phim nhiều nước. Tại Trung Quốc, sau khi phim công chiếu tại đây năm 2007, tạo nên một làn sóng yêu thích bộ phim này. Tuy nhiên do người Trung Quốc hầu như không biết bản phim cũ, và hầu hết cũng không nắm được nguyên tác cũng như sự hiểu biết sâu sắc lịch sử Pháp giai đoạn này, nên cũng có đánh giá đôi khi chưa đúng. Thậm chí có khán giả nhận thức sai cho rằng phim mượn bối cảnh lịch sử để kể một câu chuyện tình tay ba được xây dựng "rất chó má" (hàm ý rất đẹp). Đài truyền hình trung ương (CCTV) cũng cho phát sóng phim này gần nhất ngày 10.6.2011, trong một bài báo trên new365.com.cn bình luận mô tả bộ phim "không chỉ đơn giản là một "tiểu thuyết thôn quê", một bản "dân ca hương quê" ngọt ngào mà có nội hàm rộng lớn và phong phú, mô tả trung thực và tinh tế phong tục xã hội và cảnh quan Pháp đầu thế kỷ XIX, một tác phẩm phim tố cáo thể chế cũ, tầng lớp quý tộc và chế độ quân chủ...". Trong khi đó, bản phim cũ qua hơn 40 năm đến nay vẫn được phát hành dưới dạng DVD ở Pháp, và bản mới cũng không thay thế được nó. Trong phim cũ, hình ảnh được quay ngay tại các địa điểm nêu trong truyện và không sử dụng các hình ảnh phim trường nên tính chân thực cao. Mặc dù phim truyền hình sản xuất từ thập niên 1960, nhưng sử dụng nghệ thuật phim điện ảnh trong một số trường đoạn rất thành công. Phong cách cổ điển của bộ phim, lấy cảm hứng từ những bức tranh của Le Nain phối với màu sáng và tối của Georges de La Tour. Nó cũng lấy cảm hứng trong các bức tranh của các anh em Dwarf (Antoine, Louis và Mathieu Dwarf) và trong phim tài liệu Farrebique về cuộc sống của người nông dân của George Rouquier năm 1946.

Bản mới đã được đón nhận tại Trung Quốc trong Liên hoan phim Pháp tại Bắc Kinh (tổ chức từ 26.4.2007), nhưng đạo diễn không thành công khi có ý định đưa phim dự Liên hoan phim Tremblant, Quebec vào giữa tháng Sáu...

Một số người tỏ ra không hài lòng khi phim mới một phần quay tại România (tổng thời gian quay phim trong bốn tháng) (trong khi bản cũ toàn bộ quay tại Dordogne), đạo diễn phải giải thích vùng Carpates có các khu rừng nguyên sinh không có dấu vết văn minh, không có các cột điện hoặc ăng-ten truyền hình...

Về tổng quan, dư luận ở Pháp có ba quan điểm: nhiều quan điểm cho là bản mới hay hơn bản cũ, có quan điểm cho bản cũ hay hơn bản mới, và cũng có quan điểm cho là cả hai bản cùng hay, mỗi bản có cái hay khác nhau. Ở Pháp một số người trung thành bản cũ không ngần ngại cho bản mới điểm 1/10, và nhiều người đã xem bản cũ đều đánh giá cao bản cũ, coi nó là mẫu mực trên phương diện truyền tải thông điệp đạo đức xã hội, với điểm đa số 8 hay 10/10. Tuy nhiên đa số người chủ yếu là giới trẻ mới chỉ xem phim mới thường cho điểm phim mới rất cao, kể cả 10/10. Ở nhiều nước khác khán giả cho điểm bộ phim mới cũng rất cao, trên một số trang web, đa phần 8/10 trở lên, hoặc 4/5, tuy nhiên hầu như rất ít người biết nguyên tác hay bản cũ, và phân tích về phim do đó không chuẩn xác. Tuy nhiên cũng có một số nhỏ khán giả cho là nó mang màu sắc "đấu tranh giai cấp" hay "bêu xấu Giáo hội" và không thích kịch bản của nó...Trang amazon, có ý kiến chó là bản cũ làm từ năm 1967 được cho là cổ vũ cho cuộc bạo động biểu tình của sinh viên và tổng đình công của công nhân tháng 5 năm 1968 ở Pháp. Các nước tư bản rất ít nước cho chiếu rạp bộ phim này.

Đáng chú ý là trong nguyên tác, Jacquou đã "bào chữa" cho hành động nổi dậy của mình là mang tính bắt buộc, và khi đó các nơi khác cũng nổi dậy như vậy, còn vào thời điểm mà ông hồi tưởng lại thì ông cho hành động đó là "không cần thiết nữa" và hi vọng "không bao giờ xảy ra nữa". Cuốn tiểu thuyết này chỉ dừng lại ở phác thảo do lý do chính trị. Eugène Le Roy được xem là nhà văn cánh tả. Hoàn cảnh tuổi thơ (cha mẹ gửi ông cho một gia đình nông dân chăm sóc) tác động đến các công trình của ông, với các chủ đề về trẻ em bị bỏ rơi giống như một số tác phẩm thời kỳ đó của George Sand, G.Bruno (Augustine Fouillée), Hector Malot; lập trường chống bất công và bất khoan dung tôn giáo; nhưng cuốn tiểu thuyết có người quy kết mang màu sắc "đấu tranh giai cấp", "nổi loạn". Theo tài liệu nhà phân tích Jodel Saint-Marc, sau khi tiểu thuyết được ra đời, Viện Hàn lâm Pháp đã có ý kiến chỉ trích và cho biết tác giả của nó không có cơ hội có mặt ở cuối Pont des Arts. Le Roy đã không thể vào Viện Hàn lâm do thiếu số phiếu. Năm 1905, ông cũng đã phải từ chối huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Bản phim năm 1969 sau khi ra mắt 4.10 (khi Georges Pompidou đã trúng cử tổng thống Pháp, thay chế độ De Gaulle, lấy lòng và xoa dịu cánh tả) cũng bị cấm không được công chiếu, nhiều năm nằm dưới ngăn kéo của Cục phát thanh và truyền hình Pháp (ORTF), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống Valéry Giscard d'Estaing cánh hữu, nhưng khi François Mitterrand, một người cánh tả (đảng Xã hội) trúng cử tổng thống năm 1981, phim ngay lập tức lại được công chiếu trở lại. Đưa phim công chiếu trở lại nằm trong cương lĩnh tranh cử của Mitterrand.

Nhìn chung truyện, phim cũ (ở Pháp) đã chịu (hay từng chịu) sự chỉ trích của các chính trị gia cánh hữu (bảo thủ, Thiên Chúa giáo cánh hữu - bảo thủ), nhưng nhận được sự ủng hộ của những người cánh tả (xã hội, cộng sản)... Có cây bút tư sản đã trích dẫn Người nông dân nổi dậy với Spartacus, Thomas Müntzer (lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân Đức thế kỷ XVI -được đưa vào sách The Peasant War in Germany của Engels) để liên hệ với phong trào cộng sản. Stellio Lorenzi từng làm các bộ phim mang màu sắc hiện thực phê phán, hay nhân đạo lãng mạn, ban đầu làm một số phim phê phán "lối sống tư sản", rồi phim chuyển thể từ một số tác phẩm văn học, bao gồm của Stefan Zweig, Emmanuel Roblès, các nhà văn Nga như Fyodor Dostoyevsky, Alexander Pushkin, rồi sau là Anton Pavlovich Chekhov (và dựng phim chuyển thể tác phẩm của Emile Zola cũng như cuộc đời ông), được sự ủng hộ của các thành viên Đảng Cộng sản Pháp. Chủ trương của ông xây dựng phim về lịch sử quốc gia dựa trên hình ảnh các công dân đạo đức tốt. Một bộ phim của ông chống lại sự cuồng tín tôn giáo và bất công xã hội đã phải dừng lại năm 1966 do lo ngại áp lực chính trị. Bản thân Laurent Boutonnat cũng "bị" xem là người cánh tả, và cho ông có ấn tượng với Cách mạng Tháng Mười ở Nga, với những gì mà ông đã làm trước đó, bao gồm tham gia làm một đoạn phim ca nhạc liên quan chủ đề này năm 1987 với sự tham gia của Mylène Farmer (sau là vợ ông), và thực hiện một clip bài hát về Che Guevara dựa theo tác phẩm của Carlos Puebla, hay một đoạn phim về tù nhân - công nhân nổi dậy. Có chi tiết khá thú vị là ngày Jacquou tấn công lâu đài Nansac (14.6) cũng là ngày sinh của Boutonnat. Đối với nhiều người khác, chỉ xem nó phản ánh một sự thật lịch sử, mang màu sắc hiện thực phê phán (có người ví Le Roy là Balzac của Périgord), chủ nghĩa nhân đạo hay lãng mạn tích cực và không nên chính trị hóa vấn đề. Có bài báo Mỹ viết mang màu sắc Dickensian. Phim mới đến ngày 17 tháng 5 năm 2012 mới được chiếu trên một số kênh truyền hình Pháp, trong đó "France 2", sau khi cánh tả thắng cử.

Tổng thể bộ phim phản ánh một sự thật lịch sử nước Pháp, không chỉ là cuộc đấu tranh giữa nông dân tá điền với quý tộc địa chủ mà còn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng khi đó của hai lập trường chính trị chủ nghĩa tự do (cấp tiến) với chủ nghĩa bảo thủ (mang màu sắc cực đoan khi đó ở Pháp) mà Nansac là đại diện, và sự phân hóa trong tầng lớp tăng lữ (mà bản cũ làm rất rõ chi tiết này)- khi đó chưa có hệ tư tưởng dân chủ Thiên Chúa giáo như sau này. Phim bản 1969 cũng đã khắc họa khá sâu thủ tục các phiên tòa trong chế độ quân chủ - tư sản đương thời, mà các thủ tục xét xử bao gồm sự chỉ định luật sư có tính bắt buộc (không nhất thiết phải án cao nhất), chỗ ngồi của luật sư và bị cáo, vai trò của bồi thẩm đoàn "đại diện cho nhân dân" phán quyết bị cáo có hay không có tội, thủ tục lấy lời khai những người làm chứng tại tòa... Phim cũ cũng rất thành công trong mô tả khắc họa những mẫu người trong xã hội, trong đó có luật sư Fontgrave qua ông chủ nhà trọ nơi mẹ con Jacquou đến ở để coi phiên xử Martin, đã không lấy tiền trọ mẹ con Jacquou mà còn cho thêm nhiều tiền để về quê, chi tiết này mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nhân đạo lãng mạn.Hai bộ phim tuy tình tiết khác nhau, nhưng tư tưởng của nó hầu như không thay đổi, mà trước hết là tình cảm dành cho những người nghèo khổ (đặc biệt thể hiện rõ nét ở bản cũ). Song phim không phải tuyên truyền cho cách mạng vô sản hay cái gì đó tương tự!

Vào thời điểm Le Roy viết tiểu thuyết thì lập trường của những người tự do và bảo thủ ở Pháp đã không quá khác biệt, nhưng họ lo ngại từ phong trào cánh tả cấp tiến của những người xã hội cấp tiến, hay theo Marx. Le Roy từ 1851 khi Louis-Napoléon Bonaparte tiến hành đảo chính, trở thành một người cộng hòa và tự do (và ông có tham gia với phong trào xã hội chủ nghĩa; nhưng sau tham gia nghiên cứu phê bình Kitô giáo - và "bị" xem là "cực đoan",... bản thảo nghiên cứu tới năm 2007 mới xuất bản ở Périgueux...), nhưng cuốn sách này dễ bị cho là có tính cấp tiến hơn thế..., nhất là trong hoàn cảnh lịch sử đó. Trước khi ông mất hai năm, Giáo hội đã tách khỏi Nhà nước. Những năm 1930 khi cánh tả nắm quyền, đã lấy cảm hứng từ cuốn sách của ông thực hiện cải cách ở nông thôn, theo mô hình của Proudhon. Vào thập niên 1960, bản phim truyền hình ra mắt trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nhưng đời sống nông dân đang cần cải thiện. Còn khi bản phim mới ra đời là thời điểm cánh hữu bảo thủ nắm quyền tại Pháp (nhưng những người bảo thủ tại Pháp hiện không giống với những người bảo thủ đầu thế kỷ XIX - khác khá nhiều bao gồm cả tư tưởng).

Tại Pháp, do ảnh hưởng của bộ phim, Jacquou được đặt tên cho một loại bánh. Nhưng do giới trẻ khá ít người biết bản cũ, lâu ít được phát sóng, nên không ít người khi phim mới công chiếu mới biết Jacquou không phải là một loại bánh và là một nhân vật. Các địa danh mô tả trong truyện bao gồm lâu đài Herm, các địa danh quan trọng khác (mà bản 1969 đưa vào phim) như nhà gia đình Jacquou, Lina, nơi mẹ Jacquou mất, nhà Bonnal...đều được bảo tồn và là địa điểm du lịch. Ở Việt Nam, do bản phim cũ được nhiều người lớn tuổi có ấn tượng, nên không ít cha mẹ đặt tên "Jacquou" là tên thứ hai cho con cái của mình, cũng như một số nhân vật khác các phim chiếu thập niên 1980.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Jacquou, người nông dân nổi dậy (phim) http://www.imagifrance.com/tourisme-domme-dordogne... http://www.jacquoulecroquant-lefilm.com http://www.panoramio.com/photo/8291634 http://www.routard.com/photos/perigord/108305-stat... http://www.tudou.com/programs/view/6CC12pzb-0I/ http://jodel.saint.marc.free.fr/jacquou_inedit.htm http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpha... http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpha... http://www.vtv6.com.vn/NewsDetail.aspx?id=15379 http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_...